Xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp tiền phạt?

Hiện nay, tình trạng xây nhà trên đất nông nghiệp diễn ra khá phổ biến, nhất là tại các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều người dân cho rằng chỉ cần nộp phạt là có thể giữ lại công trình, nhưng liệu quan điểm này có đúng theo quy định của pháp luật? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp tiền phạt
Xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp tiền phạt

100% trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị phá dỡ 

Điều 5 Luật Đất đai 2024 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

1. Đúng mục đích sử dụng đất.

2. Bền vững, tiết kiệm, có hiệu quả đối với đất đai và tài nguyên trên bề mặt, trong lòng đất.

3. Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học làm ô nhiễm, thoái hóa đất.

4. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh.

Căn cứ pháp lý về xử lý vi phạm

Theo các Điều 8, 9, 10, 11, 12 của Nghị định 123/2024/NĐ-CP, các hành vi sử dụng đất sai mục đích sẽ bị xử lý theo hai hình thức:

  • Phạt tiền theo mức quy định.
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, tức là tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

Ngoài ra, Điều 136 Luật Nhà ở 2023 cũng quy định rõ các trường hợp buộc phải phá dỡ nhà ở, trong đó có việc xây dựng trên đất không phải đất ở:

  • a) Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
  • b) Nhà chung cư thuộc trường hợp phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này;
  • c) Nhà ở thuộc trường hợp phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • d) Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được phê duyệt;
  • đ) Trường hợp phá dỡ nhà ở khác theo quy định của pháp luật về xây dựng ngoài trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Vậy có thể nộp phạt để giữ lại nhà xây nhà trên đất nông nghiệp không?

Nhiều người cho rằng chỉ cần nộp phạt là có thể giữ lại công trình, tuy nhiên điều này không đúng. Theo quy định hiện hành, việc nộp phạt chỉ là biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu, tức là tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Do đó, nếu đã xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, chủ nhà vẫn phải tháo dỡ công trình dù đã nộp phạt.

Những trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp không phép, trái phép không bị phá dỡ

STT Hành vi vi phạm Điều kiện không bị phá dỡ
1 Xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng – Xảy ra sau ngày 04/01/2008 mà đã kết thúc trước ngày 15/01/2018
– Không vi phạm chỉ giới xây dựng
– Không gây ảnh hưởng các công trình lân cận
– Không có tranh chấp
– Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp
– Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
2 Xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng Giống nội dung trên
3 Xây dựng sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng Giống nội dung trên

Lưu ý: Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, các trường hợp trên còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được theo quy định.

Kết luận

Có thể thấy, trong những trường hợp được phép tồn tại ở trên thì không có trường hợp nào là xây nhà trên đất sai mục đích. Do đó, đã là xây dựng nhà trên đất nông nghiệp thì bắt buộc phải tháo dỡ theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin quan trọng về việc xây nhà trên đất nông nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy inbox trực tiếp cho fanpage Luật New Key Nha Trang. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Xem thêm bài viết liên quan: