Tư vấn ngay:
Câu hỏi có nên nhận tiền BHXH một lần để giải quyết những nhu cầu phát sinh trước mắt hay tiếp tục đóng và chờ đủ tuổi để có thể nhận lương hưu nhận được khá nhiều sự quan tâm của người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên trên thực tế, nếu tìm hiểu kĩ về Luật bảo hiểm xã hội và các Quyết định hướng dẫn liên quan ta sẽ có thể thấy việc nhận tiền BHXH một lần có thể khiến người lao động bị thiệt thòi hơn so với việc đóng đủ và chờ đủ tuổi để nhận lương hưu. Dưới đây là những bất lợi của việc rút BHXH 1 lần

1. Mất những khoản tiền chế độ khi rời hệ thống Bảo hiểm xã hội.
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng 04 chính sách về tài chính để đảm bảo cho tới lúc về già. 04 chế độ chính sách đó gồm: bảo hiểm y tế, hưu trí, tử tuất và hỗ trợ mai táng.
Vì vậy, nếu người lao động nghi việc khi chưa đến tuổi nghỉ hưu, người lao động rút BHXH một lần sẽ không còn được nhận 04 khoản trợ cấp này. Cụ thể như sau:
1.1 Lương hưu.
Là khoản tài chính đảm bảo cho cuộc sống về già của người lao động. Theo quy định, 75% mức bình quân tiền lương/ thu nhập đóng BHXH là số tiền người lao động được hưởng cao nhất.
Theo thống kê của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến tháng 8/2023 tại mức hưởng lương hưu cao nhất của người lao động ở Việt Nam là hơn 140 triệu đồng/tháng sau nhiều lần được điều chỉnh lương hưu.
Hàng năm, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội luôn tính toán và điều chỉnh sao cho mức lương hưu luôn phù hợp và bủ đắp được phần trượt giá. Đồng thời, những người đang hưởng lương hưu thì vẫn được Nhà nước quan tâm điều chỉnh và nâng mức lương hưu chứ không để một mức lương cố định.
1.2 Bảo hiểm y tế.
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng… là đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Nên việc rút BHXH một lần sẽ khiến người lao động bị mất đi quyền lợi về bảo hiểm y tế. Như vậy, nếu không có lương hưu và trường hợp chẳng may bị bệnh, người lao động sẽ phải đối mặt với nguy cơ không thể chi trả nổi tiền viện phí nếu mắc bệnh và nằm viện thời gian dài.
Nếu người lao động vẫn muốn mua BHYT thì buộc phải mua BHYT theo diện hộ gia đình. Hiện nay, người hưởng lương hưu đi khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí. Còn khi tham gia BHYT hộ gia đình thì người bệnh chỉ được quỹ BHYT thanh toán ở mức cao nhất là 80% chi phí khám chữa bệnh. 15% tiền viện phí của người bệnh khi về già cũng là một khoản tiền không nhỏ mà người lao động cần lưu ý nếu không muốn khó khăn kinh tế về sau này.
1.3 Trợ cấp mai táng.
Nếu người tham gia BHXH không đủ điều kiện đóng tiếp có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH. Sau đó nếu tham gia, họ sẽ được cộng nối thời gian đã đóng BHXH. Trong thời gian bảo lưu, nếu chẳng may người lao động chết thì gia đình, người thân sẽ được hưởng trợ cấp mai táng.
Nhưng nếu đã rút BHXH 1 lần thì sẽ gia đình sẽ không còn được hưởng khoản trợ cấp nêu trên nữa.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “những đối tượng dưới đây sau khi chết thì người lo mai táng cho họ sẽ được hưởng một phần trợ cấp mai táng:
– Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên.
– Người đang hưởng lương hưu.”
Theo đó, mức trợ cấp mai táng được hưởng sẽ bằng 10 lần mức lương cơ sở. Với mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng hiện nay thì khoản trợ cấp mai táng mà gia đình người lao động đã mất sẽ nhận được là 23,4 triệu đồng. Đây được xem là khoản tiền không nhỏ giúp người nhà có thể lo hậu sự.
1.4 Tiên tử tuất.
Giống với trợ cấp mai táng, nếu đã nhận tiền BHXH một lần thì sẽ người lao động sẽ không được hưởng tiền tử tuất nữa.
Hiện nay, người đang hưởng lương hưu/ người đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần mà không may qua đời thì người thân được quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật BHXH 2014 được hưởng trở cấp tử tuất hàng tháng.
Mức trở cấp tử tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở, đối chiếu theo mức lương cơ sở hiện nay thì số tiền tử tuất mà thân nhân người đã khuất sẽ nhận được là 1,17 triệu đồng. Trong trường hợp thân nhân của người đã khuất không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tử tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở. Theo mức lương cơ sở hiện nay thì sẽ là 1,638 triệu đồng.
Vì vậy, việc rút BHXH 1 lần không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người lao động mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới cả quyền lợi của nhân thân họ sau này.
2. Không được cộng nối thười gian đóng BHXH.
3. Số tiền BHXH nhận được ít hơn so với số tiền đóng.
Việc người lao động nhận tiền BHXH một lần sẽ phải chịu thiệt thòi về số tiền nhận được. Theo Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định hàng tháng người lao động đóng 8% mức tiền lương tháng và người sử dụng lao động đóng 14% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Như vậy, tổng mức tiền lương hàng tháng người lao động và người sử dụng lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất trên quỹ tiền lương đã đóng BHXH là 22%. Vì vậy, 01 năm sẽ đóng 2,64 tháng lương.
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
“1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.
02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”
So với mức đóng BHXH hàng tháng thì người lao động rút BHXH một lần nhận được thấp hơn nhiều.
Vậy nên, trước khi quyết định rút BHXH một lần, người lao động cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh mất đi quyền lợi của mình và gia đình trong tương lai.
Bạn có bất kỳ thắc mắc nào về pháp luật? Hãy inbox trực tiếp cho fanpage Luật New Key Nha Trang. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Xem thêm bài viết liên quan: